Ví dụ test hiệu năng website với công cụ JMeter

>>> Bài tập ví dụ Test hiệu năng website với 1 user truy cập web (Không đăng nhập)
Đầu tiên chạy file jmeter lên có giao diện ban đầu như sau,

Tạo Thread Group cho Test Plan bằng cách đúp chuột phải vào Test Plan => Chọn Add => Click Thread Group option


Sau khi chọn Thread Group option, màn hình hiển thị các yếu tố thành phần dưới đây:
+ Name: Tên của Thread, có thể tạo tên bất kỳ để dễ phân biệt
+ Number of Thread: Số các thread được giả lập, mỗi thread tương đương với 1 user. Ví dụ có 5 thread thì tương đương với việc giả lập 5 user để gửi request
+ Ram up - Period: Cho biết thời gian JMeter tạo ra cần thiết cho thread (user). Ví dụ khai báo cho Ram up - Period là 10 thì trong khoảng thời gian 10s sẽ thực hiện số thread (user) ở trường Number of Thread, còn nếu set bằng 0 thì số thread (user) đó sẽ thực hiện cùng 1 lúc (xảy ra đồng thời cùng 1 lúc)
+ Loop count: Số lần lặp của việc kiểm thử. Nếu dòng checkbox của Forever được chọn thì việc lặp xảy ra liên tục cho đến khi người dùng dừng lại bàng tay.
+ Scheduler: Được dùng để lập lịch cho hành động kiểm thử
=> Xong bước tạo 1 Thread, tiếp đến ta tạo 1 Sampler như sau:


Click đúp chuột phải vào Thread Group => Chọn Add => Sampler
Hiển thị mục option có rất nhiều lựa chọn cho Sampler với các mục đích test khác nhau. Ở đây, đang viết VD về test web nên mình sẽ chọn HTTP Request => Hiển thị ra 1 giao diện HTTP Request như hình vẽ sau:


Các thông số trong form HTTP Request:
+ Name: Đặt tên Request
+ Server name of IP: Điền vào Domain hoặc IP trang web mà mình đang cần test
+ Port Number: Chỉ ra port của web, nếu để trống thì sẽ default là 80
+ Protocol: Giao thức được sử dụng là HTTP hoặc HTTPs
+ Method: Phương thức để các HTTP request. có các method: GET, POST, HEAD, PUSH..
+ Path: Đường dẫn các nguồn để xử lý các request
+ Parameter: Biểu diễn danh sách các tham số để gửi cùng request. (có thể thêm hoặc xoá thông số này)
+ Send files with the request: Giả lập việc upload file
+ Retrieve All embedded Resources: Dùng để download các trang java applet được nhúng trên trang web đang test.

Ngoài ra, còn có các thông số cấu hình cho Timeout, respon,....
Sau khi giải đáp các thông số trên form HTTP Request, tiếp đến mình sử dụng đến Listener

Sau khi cài đặt xong các thông số cho HTTP request, Sampler và Listener, bạn chọn RUN hoặc tổ hợp phím Ctrl + R để thực thi kịch bản test, sau đó vào các Listener để xem kết quả.

Trên đây, mình hoàn tất ví dụ về test hiệu năng với 1 user truy cập website không đăng nhập. Phần kế tiếp sẽ là test với 10 user đăng nhập và thực hiện các chức năng 

Đối với trường hợp test số lượng thread nhiều hơn 1 user: Làm theo các bước trên và khai báo thêm thông số theo thứ tự dưới đây:
+ HTTP Cache Manager
+ HTTP Cookie Manager
+ CSV Data Set Config
VỚi HTTP Request để login vào trang web cần chú ý đến các Parameters. Các Parameters này cần điền giống như trang login thật của web (Các Parameters này có thể dùng addon Firebug trên firefox browser để tim)

Với CSV Data Set Config trong Login HTTP Request ta khai báo đến file .CVS chứa các tài khoản dùng để login vào web


  



translate

Hôm nay đọc gì

Lưu trữ

view

view