Khái niệm: Phương pháp này sử
dụng giấy, bút để kiểm tra logic, lần lượt từng logic,
ngay sau khi lập trình xong. Chủ yếu kiểm tra tính đúng đắn
của mã lệnh, thuật toán và các tài liệu đặc tả.
- Ngoài ra
có thể xem xét các yêu cầu và thông số kỹ thuật.
- Kiểm thử
tĩnh cũng có thể được thực hiện một cách tự động. Trong các môi
trường lập trình, thường có sẵn một trình thông dịch hay
biên dịch kiểm tra tính
đúng đắn của cú pháp chương trình, đó cũng là một cách kiểm
thử tĩnh nhưng được
thực hiện tự động.
- Những người
tham gia vào quá trình này thường là các nhà phát triển ứng
dụng, thử nghiệm, các nhà phân tích kinh doanh.
Có hai phương pháp chính là thanh tra và duyệt.
1) Thanh tra
Là phương pháp kiểm tra ngang hàng sản phẩm phần mềm được thực
hiện
bởi những người nghiên cứu riêng lẻ để tìm ra những lỗi có
thể bằng một tiến trình
chuẩn cho trước.
v Một cuộc thanh tra bao gồm:
Đặc tả phần mềm
Kế hoạch thanh tra
Sản phẩm phần mềm
Điều phối viên
Thanh tra viên
Tác giả phần mềm
v Tiến trình thanh tra:
Lên kế hoạch
Gặp gỡ trước
Chuẩn bị
Gặp gỡ thanh tra
Gia công lại
Bám sát
Chú ý: các khâu 3,4,5 có thể thực hiện lặp lại
2) Duyệt
Là một phương pháp kiểm tra ngang hàng với một người thiết kế
hướng
nhóm phát triển đến các hoạt động chú ý của quá trình sản xuất
phần mềm, tham gia
đặt câu hỏi và chú thích cho các lỗi có thể có.
v Tiến trình duyệt:
Đánh giá đầu vào
Chuẩn bị quản lý
Lập kế hoạch
Gặp gỡ trước
Chuẩn bị riêng
Duyệt
Gia công / bám sát
Kết thúc
Nhận xét:
Phương pháp kiểm thử tĩnh nhằm tìm kiếm những thiếu sót hơn
là tìm kiếm
những hoạt động không mong đợi. Phương pháp này thường tốn
chi phí hơn so với
kiểm thử động nhất là khi kiểm thử hồi quy.